3: Học văn phong của bài báo kinh tế/report/note-taking…ở đâu đây?
Sự thực thì nếu bạn chỉ được học tiếng anh cơ bản hay tiếng anh giao tiếp thì việc tiếp cận với văn phong của các bài báo kinh tế, report, thư xin tăng lương…thường gặp trong các bài thi TOEIC là rất ít. Vì vậy, mình có một cuốn sách rất hay giúp bạn làm quen với văn phong về tiếng anh kinh tế nói chung. Không chỉ có cách viết, mà còn từ vựng, các bài nghe tiếng anh đơn giản về kinh tế cũng có mặt trong cuốn sách đó. Tên sách là “Market Leader” của NXB Pearlson. Sách có nhiều cấp độ đi từ Elementary đến Advanced. Nếu có điều kiện, bạn hãy tham khảo những cuốn sách này để làm quen với tiếng anh kinh tế nhé.
Để phân biệt các từ có nghĩa khá giống nhau nhưng cách dùng lại khác nhau tùy từng văn cảnh, bạn nên sắm thêm cho mình một cuốn từ điển chuyên dụng cho chức năng này. Cuốn từ điển mình đang muốn nhắc tới chính là “Collocation Dictionary”. Vì từ điển rất dày, nên nếu bạn ngại “cày” nó thì hãy sử dụng nó một cách hữu ích bằng cách tra từ điển khi gặp phải những từ gần nghĩa trong bài tập điền từ/hoàn thành câu nhé.
Ngoài ra, nếu bạn đi sâu vào việc học viết thì bạn có thể đọc thêm cuốn “Send me an update” nhé. Đây là giáo trình được lưu hành nội bộ ở trường mình hồi trước nhưng các bạn trường khác vẫn có thể tìm đọc và mua tại thư viện của trường. Sách gồm 2 tập với những miêu tả chi tiết, dễ hiểu về cách viết một bức thư thương mại đơn giản nhất như take-note, cho tới thư xin việc, thư báo cáo công việc (report). Học xong cuốn này, mình tin chắc bạn sẽ nắm vững cách hành văn trong thư thương mại. Mà sách cũng mỏng lắm, không có dày đâu, học mấy ngày là thuộc được rồi
4: Kỹ năng nghe của mình kém quá, chẳng biết làm thế nào…
Giống như cơ thể của bạn không thể lúc nào cũng khỏe mạnh, trí tuệ cũng có những điểm yếu. Nếu bạn phải đi mua thuốc uống cho khỏi bị ốm thì hãy tìm ra một phương pháp khắc phục điểm yếu của trí tuệ nhé.
Các cụ ta thường có câu “Văn ôn, võ luyện” mới thành tài được. Lời khuyên của gia sư luyện thi toeic của mình cho các bạn có khả năng Nghe chưa tốt cũng là tập luyện. Bạn hãy bắt đầu với những bước đi đơn giản nhất có thể. Nếu bạn chưa có nhiều sách dạy nghe, hãy sắm ngay cho mình một số cuốn sách “gối đầu” sau đây:
1. “Basic Tactics for Listening"
2. Khó hơn 1 chút có thể luyện “Let’s Listen” hoặc “Let’s Talk”
3. “Check your Listening Skill”
Thực ra mình có mỗi mấy cuốn này để gối đầu từ hồi học cấp 2 thôi ^^ nhưng mình mỗi lần mình nghe xong đều cố gắng bắt chước lại cách đọc của người nước ngoài hay học thuộc luôn cả những bài nghe mình thấy hay. Vì thế mà khả năng nghe và “cảm thụ” tiếng Anh của mình cũng được củng cố nhiều lắm. Ngoài ra bạn có thể nghe thêm nhạc-phim-bản tin tiếng Anh để tăng cường kĩ năng Nghe nhé. Sau này, khi bắt đầu luyện theo bài nghe của sách TOEIC, bạn cũng nên nghe lại nhiều lần, bắt chước cách đọc hay học thuộc để nghe tốt hơn nhé!
5: Đi thi thật là quyết định… đơn giản :3
Bước 1: Đi ngủ trước khi đi thi
Nếu bạn đăng kí làm bài thi vào buổi sáng, hãy đi ngủ sớm từ tối hôm trước. Còn nếu bạn thi vào buổi chiều, hãy ăn cơm trưa sớm hơn bình thường một chút và tự thưởng cho mình một giấc ngủ trưa ngắn nhé. Đi ngủ trước khi đi thi sẽ giúp bạn tỉnh táo và giảm bớt căng thẳng lúc làm bài
Bước 2: Không cần mang bút chì và tẩy vào phòng thi
Khi đi thi, hệ thống giám sát an ninh rất nghiêm ngặt. Thậm chí, sẽ có cả máy dò kim loại để phát hiện xem bạn có mang theo bất kì thiết bị điện tử (để quay bài hay tiết lộ đề thi ra bên ngoài chẳng hạn) trước khi vào phòng thi không. Vì vậy, bạn hãy yên tâm là chỉ cần mang thẻ dự thi và chứng minh thư vào phòng thi thôi. Các giám thị trông thi sẽ đảm bảo bạn có đủ giấy, bút, tẩy để làm bài thi.
Bước 3: Part 1 - Ngắm và phân tích tranh trước khi nghe băng
Phần thi đầu tiên trong bài thi TOEIC là phần thi nghe. Trước hết, thí sinh sẽ làm quen với dạng bài miêu tả tranh. Bạn hãy tận dụng một vài phút trong khi băng đọc hướng dẫn làm bài thi cho việc phân tích tranh nhé. Nếu là tranh tả người, bạn hãy quan sát để trả lời 4 câu hỏi: Ai - Ở đâu – Làm gì – Như thế nào (Who – Where – What – How). Tương tự, nếu tranh tả vật, bạn cũng cần biết nó là: Cái gì - Ở đâu – Làm gì – Như thế nào. Như vậy, khi nghe câu miêu tả, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những câu sai, câu đánh lạc hướng hơn. Những câu sai/câu đánh lạc hướng sẽ thường sử dụng những lỗi sai sau đây: dùng từ có cách đọc gần giống (similar sound); gần đúng với đáp án (related to correct); sai ngữ cảnh (out of context); sai miêu tả (incorrect detail)
Bước 4: Part 2 – Hãy để mắt tới từ để hỏi
Từ để hỏi luôn là từ xuất hiện đầu tiên trong mỗi câu hỏi của Part 2. Khi đi thi, thí sinh sẽ không được phép gạch chân vào đề thi. Vì vậy, bạn hãy vận dụng trí nhớ ngắn hạn của mình để ghi nhớ xem từ để hỏi đó thuộc loại nào: What – When – Where – Who – Why – Whom – How, trong khi đài đang đọc số thứ tự của câu hỏi. Sau khi đoạn băng đọc nội dung của câu hỏi, bạn hãy cố gắng tập trung hơn 1 chút nữa là có thể làm được Part 2 rồi.
Bước 5: Part 3, Part 4 – Hoàn thành một câu hỏi ngay khi hội thoại kết thúc
Thời gian luôn là kẻ thù số một của phần thi Nghe. Do băng đọc với tốc độ của người bản ngữ, lại chỉ được phát một lần nên nếu bạn không phải là người có trí nhớ tốt, sẽ rất khó để theo kịp các câu hỏi trong Part 3&4, thậm chí còn bị “trôi” và không hiểu băng đang đọc tới đâu nữa. Bí quyết để vượt qua Part 3&4 chính là việc bạn hãy tranh thủ đưa ra phương án trả lời ngay khi đoạn hội thoại vừa kết thúc. Như vậy, bạn có thể tranh thủ thời gian băng đang đọc câu hỏi của câu hỏi này để đọc tiếp nội dung của câu hỏi tiếp theo. Khi cuộc hội thoại tiếp theo vang lên, bạn luôn có thể tìm thấy câu trả lời vì đã nắm được câu hỏi rồi. Cách làm này không những giúp bạn tận dụng thời gian mà còn xử lý các câu hỏi một cách bình tĩnh hơn, đảm bảo có thể đương đầu với mọi câu hỏi Part 3&4.
Bước 6: Part 5,6 – Xác định dạng từ cần điền để điền đúng từ
Ngoài việc nắm vững các thì, học thuộc từ vựng cũng như tìm hiểu cách dùng từ (văn phong) thì một mẹo nhỏ cho bài điền từ chính là xác định dạng từ.
Một từ trong tiếng anh có thể có nhiều dạng khác nhau: dạng động từ, tính từ, danh từ… Ví dụ như từ “select” (chọn lọc) có động từ là select, danh từ là selection, tính từ là selective và trạng từ là selectively. Từ đó, ta rút ra bài học là từ còn trống ở vị trí chủ ngữ chắc chắn sẽ phải là một danh từ. Hay ở phía trước chỗ trống là một giới từ a/an, đằng sau là một danh từ thì chắc chắn từ cần điền là tính từ vì trong tiếng Anh, chỉ có tính từ là từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ và thành lập nên cụm danh từ thôi.
Gia sư TOEIC
Bước 7: Part 7 – Đọc câu hỏi trước, đoạn văn sau, đáp án cuối cùng
Đây chính là một mẹo làm bài thi mình học được từ một cuốn sách trong quá trình luyện thi TOEIC. Hồi trước khi còn đi ôn thi đại học, cô giáo thường hướng dẫn tụi mình đọc câu hỏi (và cả đáp án) trước – đoạn văn sau. Mình thấy cách làm đó cũng ổn nhưng theo cách đọc TOEIC thì bạn nên đọc câu hỏi trước, sau đó đọc đoạn văn để định hướng một câu trả lời phù hợp, sau đó mới đọc đáp án. Do các đáp án sai của bài đọc TOEIC thường rất giống với đáp án đúng nên việc chỉ đọc câu hỏi rồi dự đoán câu trả lời khi đọc bài đọc, sẽ giúp bạn tránh bị các đáp án sai làm phân tâm, tiết kiệm được thời gian và đưa ra câu trả lời chính xác hơn.
Hi, chia sẻ của mình có lẽ cũng dài rồi. Cảm ơn các bạn đã chăm chú đọc hết phần “Bí quyết luyện thi TOEIC ở mọi trình độ” của mình. Chúc các bạn học tốt – làm bài tốt – và đạt kết quả thật cao nhé
Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014
Phần 2: Bí quyết luyện thi toeic để đạt 900 điểm
00:42
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét