Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Phần 1: Bí quyết luyện thi TOEIC đạt 900 điểm


Bí quyết luyện thi toeic đầu tiên:
Học ngữ pháp TOEIC một cách có chọn lọc!

Thực ra, ngữ pháp của bài thi TOEIC rất đơn giản!!! Có thể có bạn sẽ té ngửa mà hỏi lại mình là một bài thi chuẩn tiếng anh quốc tế như vậy, mà ngữ pháp lại được coi là đơn giản sao??? Thật vậy, so với IELTS, TOEFL hay thậm chí là kì thi đại học của nước mình thì khối lượng kiến thức ngữ pháp mà bạn cần chuẩn bị cho TOEIC nhẹ nhàng hơn nhiều. Mình lấy ví dụ nhé. Nếu như để đủ sức đương đầu với bài thi đại học, bạn cần làm chủ được ít nhất 12 thì trong tiếng anh, cộng tất tần tật gần chục mẫu câu (bị động, điều kiện, tường thuật, câu hỏi đuôi, câu đồng tình, câu cảm than, câu đảo ngữ bla bla bla) thì bạn chỉ cần nắm trong tay khoảng 5-6 thì tiếng anh cơ bản cùng 3-4 mẫu câu chính là OK rồi. Hi, mình nói vậy để bạn đỡ áp lực và cứ tự tin là dù bạn không có tài phong ba “chém gió” vanh vách các thì trong tiếng anh thì bạn hãy vững tin rằng mình vẫn có thể đạt điểm cao trong kì thi TOEIC nhé. Sau đây là phần sách mình dùng để củng cố ngữ pháp (đừng cố học nhiều sách Ngữ pháp nhé, 1 quyển, cùng lắm là 2 là đủ rồi nhé. Bạn còn phải dùng thì giờ để học Nghe nữa chứ ^^): “English Grammar in Use” của Cambridge, nếu muốn học sách viết bằng tiếng Việt thì đọc cuốn “Ngữ pháp Tiếng Anh” của NXB Giao thông Vận tải (quyển này bìa vàng, mình thấy viết dễ hiểu và chi tiết)

Túm lại thì sau khi học xong ngữ pháp, bạn nhớ điểm danh xem mình có nhớ được những kiến thức chính này không nhé:
Phần từ:


Danh từ (chỉ người), làm chủ ngữ, cách nhận biết, dạng đếm được/ko đếm được
Động từ (chỉ trạng thái – hành động), làm vị ngữ, cách sử dụng các thì (chủ yếu là HT đơn, HT tiếp diễn, câu mệnh lệnh, động từ trạng thái; QK đơn, QK tiếp diễn, cấu trúc used to/be used to; TL đơn, TL gần); cách nối động từ
Tính từ (miêu tả người/vật), cách nhận biết, các dạng so sánh bằng/hơn/hơn nhất
Trạng từ
Giới từ
Từ nối
Đại từ
Đại từ chỉ định


Phần câu:


Câu chủ động/bị động
Câu điều kiện
Câu mệnh đề quan hệ
Bí quyết thứ 2: Đừng hoảng sợ với từ mới
Bên cạnh ngữ pháp, từ mới chính là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc giúp bạn làm chủ được một ngôn ngữ mới. Trước tiên, có học từ mới bạn mới có vốn từ để diễn đạt ý nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình; sau đó là mới có thể làm được bài thi TOEIC ^^

Đừng hoảng sợ! Bởi đây là điều bất kì ai muốn học một ngoại ngữ đều phải trải qua. Nó không đòi hỏi ở bạn sự thông minh, mà là sự kiên trì và chăm chỉ. Hãy đặt ra cho chính mình những mục tiêu, từ nho nhỏ đến to lớn, bạn sẽ thấy việc học từ mới thú vị và có ý nghĩa hơn (ví dụ: bạn đặt mục tiêu mỗi ngày học thuộc 10 từ mới. Số lượng từ có thể nhiều hoặc ít hơn một chút nhưng đừng tự tạo áp lực cho chính mình nhé. Chúng ta đang nói tới sự kiên trì và chăm chỉ mà, phải không?!). Và sau đó, hãy thử áp dụng một số cách mình vận dụng để học từ mới nhé.


Một là bạn hãy viết từ mới lên một mẩu giấy nhỏ. Một mặt ghi từ mới. Mặt còn lại ghi cách phát âm và nghĩa cũng như câu ví dụ của từ đó. Bạn gập làm tư và để vào túi quần bên trái. Mỗi sáng hãy mang các mẩu giấy đó ra đọc và để lại vào túi. Bất cứ khi nào rảnh rỗi, hãy kiểm tra lại trí nhớ của bạn bằng cách mở 1 mẩu giấy bất kì. Nếu bạn nhìn thấy một từ mới, hãy cố gắng nhớ ra phiên âm-nghĩa-câu đi kèm với từ đó. Ngược lại, nếu bạn thấy nghĩa của từ rồi, hãy cố gắng viết thật đúng từ cần nhớ nhé. Cứ như vậy, đến khi nào bạn kiểm tra hết số từ mới thì thôi. Nếu thuộc rồi thì bạn cho tấm giấy sang túi phải, không thì cứ để ở túi trái cho tới khi nào học hết thì thôi. Buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy nhớ dành 10-15 phút để chuẩn bị từ mới cho sáng hôm sau nhé.

Gia sư toeic

Cách hai cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một tờ giấy A4, viết một từ mới lên một vị trí bất kì nhiều lần cho tới khi thấy nhớ được từ đó. Tiếp tục bạn chuyển sang từ mới tiếp theo. Sau khi đã ghi đủ số lượng từ cần học, bạn bắt đầu đi từ trên cùng xuống dưới tờ giấy. Mỗi khi tìm thấy một từ mới, bạn khoanh tròn từ đó và đọc nghĩa. Nếu bạn chưa đọc được nghĩa của từ đó thì tức là bạn chưa nhớ nó đâu nhé. Hãy ghi nó ra một tờ giấy khác để học tiếp cho tới khi thuộc nhé.
Cách ba áp dụng với các bạn có góc học tập riêng hoặc được phép dán giấy ở quanh nhà nhé. Mình nói vậy bởi khi áp dụng cách này, bạn sẽ ghi những từ mới mình cần học ra giấy take-note (giấy có 1 ít mép dính phía sau để bạn có thể dính lên đâu đó). Như vậy, mỗi lần cần học, bạn chỉ cần đọc nhẩm lại những từ mới đó là được.
Cách bốn khá là truyền thống và ít phải vận động chân tay ^^ . Bạn chỉ cần cầm vở lên và đọc nhẩm từ mới nhiều lần giống người đang tụng kinh là được.
Mình cố gắng nêu hết các phương pháp học từ mới có thể của mình rồi. Tìm được phương pháp học phù hợp nhất và thuộc được hết số từ mới đó chính là những gì bạn cần làm. Nhưng bạn yên tâm đi, dù bạn có học theo cách nào đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ học thuộc được đống từ đó thôi! Giống như ngày xưa, mình tìm mọi cách để học từ “psychology” (tâm lí học) mãi mà không thuộc. Miệng mình suốt ngày lẩm bẩm “làm sao để học được từ sai-ko-lo-ghi đó bây giờ. Ngoảnh lại, mình đã thuộc được nó từ bao giờ không biết!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Scroll to top